Khai giảng Địa lý Lạc Việt Khóa VIII

ĐỊA LÝ LẠC VIỆT KHÓA VIII
 
I/ KHÓA HỌC ĐỊA LÝ LẠC VIỆT VIII.
 
Bạn đã chuẩn bị tiếp thu một hệ thống lý thuyết ứng dụng vượt trội, mô tả những quy luật vận động tương tác của vũ trụ, thiên nhiên… ảnh hưởng đến cuộc sống của chính bạn, có xuất xứ từ nền văn minh Atlantic huyền vĩ chưa?
Đó chính là hệ thống lý thuyết ứng dụng của chuyên ngành ĐỊA LÝ LẠC VIỆT KHÓA VIII, mà tôi sẽ chính thức khai giảng ngay đầu năm nay, vào giờ Thìn, ngày 12 tháng Hai Việt lịch. Nhằm ngày Thứ Hai, 14 tháng Ba 2022.
Thưa quý vị và các bạn.
Nền văn minh Đông phương, khi tiếp xúc với văn minh phương Tây, cách đây nhiều thế kỷ, đã bị coi là huyền bí, khó hiểu và “mê tín dị đoan”. Cho đến tận ngày hôm nay, vẫn không ít người và cả khoa học gia vẫn hiểu như vậy.
Nhiều người còn đặt vấn đề:
“Vì sao các nước phát triển như Âu Mỹ, họ không cần đến Địa Lý phong thủy, vẫn có một cuộc sống phồn vinh?”.
Họ cho rằng: Đây là một vấn đề chưa ai giải thích được?!
Thưa quý vị và các bạn.
Đây là một vấn đề không khó. Và tôi đã trả lời ngay vấn đề đặt ra khi được hỏi, trong một cuộc Hội Thảo khoa học ở HN, từ nhiều năm trước:
– “Nếu chúng ta quán xét toàn bộ lịch sử của một nền văn minh, thì sự phát triển tất yếu của một nền văn minh, đều là sự tích hợp những kết quả nhận thức được của con người và hệ thống hóa để trở thành những lý thuyết khoa học.
Chính lịch sử nhận thức được của nền văn minh hiện nay, đã chứng tỏ điều này. Từ thuyết Vật lý cổ điển của Newton từ thế kỷ XVII… đến thuyết Tương đối của Albert Einstein …là những ví dụ sinh động, cho thấy sự phát triển của những lý thuyết khoa học, mô tả một cách tổng hợp quy luật tương tác và vận động của vũ trụ và tự nhiên, mà con người nhận thức được trong qúa trình tiến hóa của nền văn minh.
Tương tự như vậy, một nền văn minh cổ xưa – mà tôi gọi là “Văn minh Alantic”, đã tích hợp những tri thức nhận thức được của họ, về những quy luật vận động tương tác của vũ trụ, trái đất, cảnh quan môi trường…và lập nên hệ thống lý thuyết phản ánh những quy luật đó, ứng dụng trong cuộc sống của chính con người.
Một trong những ứng dụng huyền vĩ đó, chính là hệ luận của thuyết ADNh & Kinh Dịch trong ngành Địa Lý Lạc Việt. Trong khóa VIII Địa Lý Lạc Việt, quý vị và các bạn sẽ thấy rõ những yếu tố quy luật vận động và tương tác của tự nhiên lên cuộc sống của con người, được mô tả trong hệ thống phương pháp luận chuyên ngành của Địa Lý Lạc Việt. Nhưng vì thuyết ADNh & kinh Dịch, không thuộc về lịch sử phát triển của nền văn minh hiện đại. Do đó, những gì mà nền văn minh cổ xưa nhận thức được, mô tả qua những khái niệm, những thuật ngữ và mô hình của nó, sẽ khó hiểu với nền tảng tri thức của nền văn minh hiện đại. Thí dụ như từ “Khí”, hoàn toàn không có trong từ điển khoa học hiện đại.
Nhưng với 25 năm chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huyền vĩ bên bờ Nam sông Dương Tử và là cội nguồn đích thực của nền văn minh Đông phương. Tôi đã xác định thuyết ADNh & Kinh Dịch là một hệ thống lý thuyết khoa học hoàn chỉnh và từng bước phục hồi lý thuyết này, nhân danh nền văn hiến Việt. Đồng thời xác định rằng: Đây chính là hệ thống Lý thuyết Thống Nhất Vũ Trụ – nhân danh khoa học – mà các trí thức tinh hoa của nhân loại trong nền văn minh hiện nay, đang mơ ước. Tất nhiên, khi một lý thuyết huyền vĩ, mô tả toàn bộ lịch sử hình thành vũ trụ từ giây O, đến mọi sự vận động tương tác của nó trong lịch sử hình thành vũ trụ, thì bản chất nó phải là một sự hoàn chỉnh.
Nhưng không chỉ dừng ở một Lý thuyết thống nhất vũ trụ hoàn chỉnh, mà nó còn được thể hiện tính hoàn chỉnh đó, ở các phương pháp ứng dụng có hiệu quả, từ hàng ngàn năm qua trong xã hội Đông phương. Đó chính là các hệ thống phương pháp luận lý thuyết ứng dụng chuyên ngành, trong Địa Lý Lạc Việt; Đông Y; Dự báo…Tính ứng dụng có hiệu quả của thuyết ADNh & Kinh Dịch, lại là một chứng nhân quan trọng nữa, xác định sự hoàn chỉnh của nó. Vì nó phải rất hoàn chỉnh, mới có thể dẫn đến các phương pháp ứng dụng cụ thể, trong từng điều kiện sống và hành vi của con người với khả năng tiên tri.
Trong cuộc hội thảo quy mô lớn với hơn 400 đại biểu tham dự , tổ chức tại khách sạn La Thành Hanoi, tháng 12 năm 2009, tôi đã chứng minh rằng:
“Địa Lý Lạc Việt là một ngành khoa học thật sự. Cho dù khái niệm khoa học được hiểu như thế nào. Tính chất khoa học của nó, thể hiện ở sự phù hợp với những chuẩn mực thẩm định một giả thuyết, hoặc một lý thuyết khoa học được coi là đúng với những tiêu chí chặt chẽ. Nó còn thể hiện ở những mô hình biểu kiến, mô tả những quy luật vận động tương tác của vũ trụ/ thiên nhiên…lên cuộc sống của con người với khả năng tiên tri”.
Nếu như hệ thống tri thức của ngành kiến trúc & xây dựng của nền văn minh hiện nay, chỉ dựa trên tri thức về vật lý, hóa học, từ những kết cấu vật liệu và thẩm mỹ – tức mang tính cơ học – thì cần xác định rằng:
Ngành Địa Lý phong thủy cổ xưa, được phát hiện và phục hồi nhân danh nền văn hiến Việt – Tức Địa Lý Lạc Việt – chính là sự mô tả những quy luật tương tác của thiên nhiên, vũ trụ, cấu trúc ngôi gia … ảnh hướng lớn đến cuộc sống của con người.
Thưa quý vị và các bạn.
Danh xưng ĐỊA LÝ LẠC VIỆT không phải là một trường phái, so với khái niệm “các trường phái phong thủy”, mà cổ thư chữ Hán mô tả với bốn trường phái chủ yếu trong phong thủy, rất rời rạc, riêng rẽ và đầy mâu thuẫn, là:
1/ Bát trạch; 2/ Dương trạch tam yếu;. 3/ Loan đầu; 4/ Huyền không.
Do đó, ĐỊA LÝ LẠC VIỆT không phải là một trường phái trong ngảnh Địa Lý phong thủy, bởi những yếu tố sau đây:
Nội hàm khái niệm “Trường phái” không chỉ dùng trong Địa Lý phong thủy. Mà có thể nói có trong cả các lĩnh vực khác, như: Nghệ thuật, Triết học, Xã hội học, Kinh tế và cả tôn giáo, chính trị…Trong phong thủy theo cổ thư chữ Hán, thì tất cả các “Trường phái” nêu trên, đều dùng một nguyên lý căn để là “Lạc Thư phối Hậu thiên Văn Vương”. Nhưng do phương pháp ứng dụng khác nhau, từ những hệ quy chiếu với hệ phương pháp luận khác nhau, cho nên gọi là “Trường phái”.
Ngược lại, với danh xưng ĐỊA LÝ LẠC VIỆT, có nguồn gốc từ sự xác định quyền sở hữu trí tuệ của thuyết Âm Dương Ngũ hành & kinh Dịch, thuộc về nền văn hiến Việt với lịch sử trải gần 5000 năm hiến (2879 trước CN đến 2021), một thời huyền vĩ bên bờ Nam sông Dương Tử. ĐỊA LÝ LẠC VIỆT là hệ quả của học thuyết này với nguyên lý căn để ứng dụng xuyên suốt và nhất quản so với các bản văn chữ Hán cổ là: “Hậu Thiên Lạc Việt Bát quái đồ (Đổi chỗ hai vị trí Tốn/ Khôn) phối Hà Đồ”. Khác hẳn các bản văn chữ Hán sử dụng nguyên lý “Hậu Thiên Văn Vương phối Lạc Thư”.
Hai mô hình nguyên lý căn để này khác biệt ở các điểm sau đây:
 
I/ Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ:
A/ Hà đồ: Có chiều Ngũ hành tương sinh theo chiều THUẬN kim đồng hồ. Bắt đầu từ hành Thổ (Vàng) ở giữa> Thổ sinh Kim màu trắng> Kim sinh Thủy màu xanh biển> Thủy sinh Mộc màu xanh lá cây. Mộc sinh Hỏa màu đỏ. Chu kỳ lặp lại: Hỏa sinh Thổ.
B/ Hậu Thiên Lạc Việt Bát quái đồ:
Có vị trí quái Tốn ở Tây Nam và Khôn ở Đông Nam. Hậu Thiên Văn Vương ngược lại.
 
II. Hậu Thiên Văn Vương phối Lạc Thư:
 
A/ Lạc Thư: có chiều ngũ hành tương khắc theo chiều NGƯỢC kim đồng hồ. bắt đầu từ hành Thổ (Vàng) ở giữa> Thổ khắc Thủy màu xanh biển> Thủy khắc Hỏa màu đỏ > Hỏa khắc Kim màu trắng> Kim khắc Mộc màu Xanh lá cây. Chu kỳ lặp lại: Mộc khắc Thổ.
B/ Hậu Thiên Văn Vương Bát quái đồ:
Có vị trí quái Tốn ở Đông Nam và Khôn ở Tây Nam. Hậu Thiên Lạc Việt ngược lại.
Nguyên lý căn để khác biệt hẳn giữa “Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ” với “Hậu Thiên Văn Vương phối Lạc Thư”, đã chứng tỏ thuyết ADNh & Kinh Dịch, không thể thuộc về nền văn minh Hán. Sự kiện này đã được chứng minh trong hai cuốn sách “Tìm về cội nguồn kinh Dịch” (Nxb Hồng Đức, Tái bản lần thứ ba 2020) và “Minh triết Việt trong văn minh Dông phương” (Nxb Hồng Đức, tái bản lần thứ hai 2019).
Trên cơ sở nguyên lý căn để “Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ”, tôi đã phục hồi lại toàn bộ thuyết ADNh & Kinh Dịch chính là một hệ thống Lý thuyết, hoàn chỉnh, nhất quán thuộc về nền văn minh cổ xưa, mô tả toàn bộ lịch sử hình thành vũ trụ từ giây O (Mô tả trong khóa MHVD), và những quy luật vận đông tương tác của nó với khả năng tiên tri. Đồng thời cũng phục hồi lại ngành ứng dụng của lý thuyết này, chính là ĐỊA LÝ LẠC VIỆT.
Trên cơ sở sự thay đổi từ nguyên lý căn để này cho toàn bộ hệ thống – tức là thay đổi có tính nguyên lý của hệ thống phương pháp luận, nên Địa Lý Lạc Việt không phải là một trường phái. Mà là sự khác biệt về căn bản có tính nguyên lý, nhằm xác định bản quyền của lý học Đông phương nói chung, thuộc về nền văn hiến Việt và chuyên ngành ứng dụng của thuyết ADNh & Kinh Dịch là Địa Lý Lạc Việt.
Cũng trên cơ sở nguyên lý căn để “Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ”, Địa Lý Lạc Việt.là sự tích hợp của bốn trường phái phong thủy, rời rạc, riêng rẽ và đầy mâu thuẫn, phố biến trong các bản văn cổ chữ Hán, là:
1/ Bát trạch Minh cảnh. 2/ Dương trạch tam yếu. 3/ Loan đầu. 4/ Huyền không.
Nhưng với Địa Lý Lạc Việt thì đây là bốn yếu tố tương tác cơ bản của vũ trụ, thiên nhiên và chính cấu trúc ngôi gia, ảnh hưởng đến cuộc sống của con người. Bốn yếu tố tương tác này, là những phần tử trong một tập hợp của ngành Địa Lý Lạc Việt, có hệ phương pháp luận riêng phần, nhưng nhất quán, hoàn chỉnh trong hệ thống Địa Lý Lạc Việt nói chung.
Điều này cũng đã cho thấy thuyết ADNh & Kinh Dịch với các phương pháp của nó, hết sức cao cấp. Có thể nói: Tất cả các phương pháp ứng dụng của học thuyết này đều có khả năng tiên tri. Và tất cả chúng ta đều biết rằng:
“Không có tính quy luật thì không có khả năng tiên tri”.
Nhà bác học vĩ đại Albert Eins đã nói:
“Chúa không chơi trò xúc sắc”.
Do đó, chính khả năng tiên tri của tất cả các phương pháp ứng dụng, hệ quả của thuyết ADNh & Kinh Dịch – trong đó có ĐỊA LÝ LẠC VIỆT – đã cho thấy một hệ thống tri thức vượt trội trong nhận thức những quy luật vận động, tương tác của vũ trụ/ thiên nhiên cuộc sống và của chính con người, trong lý thuyết này.
Tính chất cao cấp của ngành Địa Lý Lạc Việt, còn thể hiện ở khả năng tích hợp tất cả các hệ thống của ngành kiến trúc xây dựng hiện đại, trong hệ thống của nó. Ngược lại, hệ thống tri thức của ngành kiến trúc/ xây dựng hiện đại, chưa thể tích hợp được kiến thức của ngành Địa Lý Lạc Việt – phục hồi nhân danh nền văn hiến Việt với gần 5000 năm lịch sử.
Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu chuyên ngành ứng dụng Địa Lý Lạc Việt, tôi đã phục hồi từng phần và truyền đạt kiến thức cho các thế hệ tiếp nối. Những hệ thống tri thức trong ngành Địa Lý Lạc Việt, ngày càng bổ sung và hoàn chỉnh trên cơ sở của nguyên lý căn để: “Hà đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt”.
Do đó, nếu như những bài giảng của tôi thuở ban đầu – từ hơn 15 năm trước – còn chưa thể hiện được hết bản chất của chân lý và những quy luật hoàn hảo của vũ trụ/ Thiên nhiên, cuộc sống với chính con người, trong ngành Địa Lý Lạc Việt – thì tôi cần xác định rằng:
Bắt đầu từ khóa I đến hết khóa VII, những kiến thức về Địa Lý Lạc Việt được nâng cao hơn rất nhiều. Tuy nhiên nó vẫn chưa hoàn chỉnh. Tôi vẫn phải dừng lại ở môn Huyền Không Lạc Việt với nguyên lý> Phi tinh trên “Hà Đồ và Hậu Thiên Lạc Việt”. Còn phương pháp phi tinh với tính chất các sao Huyền Không vẫn tạm thời theo sách cổ chữ Hán. Điều nay sở dĩ như vậy, chính vì tôi phải hiểu hết bản chất của vấn đề tôi, mới có thể truyền đạt một cách hoàn chỉnh.
Do đó, tôi có thể khẳng định rằng:
Chương trình của hệ thống kiến thức Địa Lý Khóa VIII, là một bước phát triển vượt trội, hơn rất nhiều với tất cả các khóa trước với sự ứng dụng những phát hiện mới nhất những liên quan về vũ trụ, thiên nhiên và con người được tích hợp trong khoá VIII Địa Lý Lạc Việt này.
Trong khóa Địa Lý Lạc Việt VIII này, từ kinh nghiệm thực tế giảng dạy từ những khóa trước, tôi sẽ bổ sung nhiều hình ảnh để mang tính trực quan hơn, giảng kỹ hơn về tính ứng dụng và lý thuyết phản ảnh một thực tại mà nó mô tả – Đây cũng chính là phần bị coi là huyền bí của nền văn minh Đông phương, từ hàng ngàn năm qua – Khi nền văn hiến Việt bị sụp đổ ở miền Nam sông Dương tử. Cho nên cụm từ “Địa Lý Lạc Việt ứng dụng” sẽ được thay thế bằng cụm từ “ĐỊA LÝ LẠC VIỆT”. Sự đổi tên chương trình cho ĐỊA LÝ LẠC VIỆT KHÓA VIII, nhằm xác định một nội dung gồm cả sự mô tả những thực tạo ra các mô hình ứng dụng trong ĐỊA LÝ LẠC VIỆT.
 
Và chương trình học có khả năng kéo dài 30 hoặc 36 tháng (các khóa trước chỉ 24 tháng). Mỗi tháng 4 bài giảng> không tính các buổi off và các bài học thêm.
 
Tôi hy vọng và tin rằng:
Khóa Địa Lý Lạc Việt VIII, sẽ mang lại một hệ thống kiến thức hoàn chỉnh nhất về ngành Địa Lý Đông phương, từ trước đến nay – nhân danh nền văn hiến Việt.
Tất cả những anh chị em đã hoàn thành khóa học trước khóa VIII, đều được tham dự các bài giảng của khóa VIII, và chỉ đóng 1.000.000 VND/ Năm gọi là tiền duy trì trang Web. Nội dung các bài giảng sẽ được công bố ngay trong phần comment của bài này sau vài ngày.
Để có thể hiểu sâu hơn và có những kiến thức căn bản về Lý học Đông phương, anh chị em theo học các khóa Địa Lý Lạc Việt cần có hai cuốn sách:
“Tìm về cội nguồn kinh Dịch” (Nxb Hồng Đức, Tái bản lần thứ ba 2020) và “Minh triết Việt trong văn minh Dông phương” (Nxb Hồng Đức, tái bản lần thứ hai 2019).
Và một điều kiện cần nữa để theo học khóa ĐỊA LÝ LẠC VIỆT VIII, là:
Tất cả anh chị em theo học các khóa ĐỊA LÝ LẠC VIỆT, phải hiểu rõ nguyên lý căn để ứng dụng là “Hà đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt”. Không ứng dụng nguyên lý này, không phải là ĐỊA LÝ LẠC VIỆT.
Đặc biệt, riêng khóa ĐỊA LÝ LẠC VIỆT VIII, sẽ có giấy chứng nhận của tôi, sau khi học xong và qua đợt kiểm tra cuối khóa.
 
--------------
Thông tin thêm:
Đăng ký học vui lòng liên hệ Mai Nguyen
- SĐT/zalo: 0938370804
 
Hình thức học:
Dự kiến khóa ĐLLV VIII:
Đây là khóa học Địa lý Lạc Việt online, bài được post trên web giangduong vào thứ 2, ít nhất mỗi tuần 1 bài.
Sẽ học lý thuyết + video thầy Thiên Sứ giảng + video thầy đi xem pt cho thân chủ + video thầy phân tích và sửa nhà trên bản vẽ thiết kế.
Trong quá trình học nếu không hiểu sẽ gửi câu hỏi cho Mai Nguyen và thầy sẽ quay video trả lời.
 
NỘI DUNG HỌC:
- Nguyên lý căn bản.
- Bát trạch Lạc Việt.
- Lạc Việt dương trạch hình lý khí.
- Loan đầu Lạc Việt hình lý khí.
- Huyền không Lạc Việt.
- Yếu tố thứ 5 trấn yểm.
- Các bài học thêm tham khảo.
 
Thời gian học 30-36 tháng.
Học phí: 1.000.000/ tháng (đóng học phí 2 tháng / 1 lần).
 
Link hướng dẫn học trên web giangduong:https://youtu.be/cX6dRtuOO3M